Tâm sự của du học sinh Đức
Đi du học bây
giờ không còn là chuyện hiếm như cách đây 10-15 năm nữa. Kinh tế người dân cũng
khá giả hơn, cộng với việc giao thoa văn hóa nên nhu cầu đi học ở nước ngoài
cũng tăng lên. Với những người làm nhà nước thì chắc phải „con cha cháu ông“ mới
được có suất đi học ở Mỹ, Nga hay Đức. Điều này cũng vẫn đang còn tồn tại đến
hiện nay. Chính vì thế mà người ta cứ nghĩ đi du học là cái gì đấy nó sáng lạn
lắm, tiền đồ nó rộng mở lắm. Họ cứ kể với nhau về những người đi du học về được
làm ông này bà nọ, rồi làm công ty nước ngoài lương tháng trăm triệu đồng...Ai
cũng ngưỡng mộ du học sinh lắm. Nhưng ai đó đâu biết họ cũng chịu khá nhiều áp
lực.
Sự kì vọng của gia đình
Điều này cũng làm một sức nặng vô hình đến du học sinh. Đó là chính là sự kì vọng
về điều gì đó mà có thể mang tươi lai
tươi sang cho con cái mình. Việt Nam nói riêng, nền văn hóa châu Á nói chung
thì sự gắn kết giữa con cái và bố mẹ là khá lớn, „trẻ thì cậy cha, già cậy con“ nó in lằn sâu trong quan niệm sống của
chúng ta.
Bố mẹ nào rồi cũng muốn con cái mình có tương lai tươi
sang hơn mình ngày xưa. Họ có thể chịu ăn khổ tí, tiêu bớt đi, mặc đồ thậm chí
có thể rách cũng không sao, miễn con cái mình đầy đủ để nó kiếm được cái chữ rồi
tốt hơn mình.
Đặc biệt hơn những nhà hoặc dòng họ mà chỉ có 1 người đi
du học thì sự kì vọng đấy lớn khủng khiếp thế nào chắc các bạn chỉ biết chứ
chưa thể hiểu được. Đại diện cho cả dòng „HỌ“
chứ chơi đâu.
Nhiều bạn sang đây xong học hành vất vả, áp lực phía gia
đình nên rất dễ gây ra hiện tượng bị trầm cảm. Mình ngày xưa cũng vậy. Thời
gian học và ôn thi DSH của mình thực sự rất rất căng thẳng. Mình sợ thi trượt rồi
phải học tiếp và đóng thêm tiền. Trong khi mình chưa được đi làm thêm, nhà mình
lại không khá giả để chỉ ăn và học.
Lời khuyên ở đây là các bậc làm cha mẹ hãy tránh đề cập đến
sự kì vọng đối với con cái mình, mặc dù có kì vọng thật. Tin tưởng vào sự lựa
chọn của con cái mình, ủng hộ nó bước trên con đường mà nó đã chọn. Biết đâu nó
lại tốt hơn là mình định hướng cho nó làm cái mà nó không thích??? Bởi vì cha mẹ
không thể theo con đi hết cuộc đời, không thể bắt con cái làm theo ý mình mãi
được. Tinh thần thoải mái làm gì cũng dễ thành công, sự gò bó làm con người kém
phát triển.
Áp lực chuyện tiền bạc
Với những bạn nhà có kinh tế khá giả, không phải đi làm
thêm, chỉ có đi du lịch rồi ngồi ở nhà chơi game thì du học là thiên đường mà họ
cần khai phá. Mình chỉ đề cập đến những trường hợp cả học cả làm để nuôi sống bản
thân.
Với những bạn sang học tiếng hay học dự bị thì thường năm
đầu sẽ không được đi làm, chỉ được đi làm vào kì nghỉ (Ferien) nên năm đầu sẽ
là năm khá chật vật về tiền bạc. Sang môi trường mới, nhiều thứ mới lạ và hấp dẫn,
nếu chi tiêu không tốt thì bạn có thể tiêu hết 8000e trong tài khoản và mỗi
tháng luôn trọng tình trạng thiếu tiền.
Như bản thân mình chẳng hạn, năm đầu tiên mình không sắm
sửa gì nhiều vì một phần tiết kiệm và lo học DSH. Nhà mình cũng không phải khá
giả gì nhưng khi nghĩ tiêu đồng tiền không phải mồ hôi nước mắt mình làm ra thì
không nỡ. Mùa đông đầu tiên ở Đức mình lượn đi lượn lại mấy chỗ bán đồ như
C&A hay H&M nhiều lần để xem nó giảm giá không để mua. Và cuối cùng
mình chọn được cái áo khoác mùa đông giá 60e J)
Rồi sau khi bạn được đi làm thêm thì chuyện tiền bạc sẽ
không bị áp lực nữa vì có đồng ra đồng vào, không quá phụ thuộc vào tiền bố mẹ.
Mình kiếm được tiền nên có thể mua thứ mình thích mà không phải quá đắn đo, suy
nghĩ nữa. Nhìn chung, khi đi du học các bạn nên học cách chi tiêu, quản lý tài
chính của mình dần để tránh tình trạng âm tiền J) Hoặc nếu không khi mua đồ nhớ cầm Rechnung, nếu thấy tiếc
quá thì còn mang ra trả dc J).
Áp lực chuyện tương lai
Những bạn còn trẻ thì áp
lực này chưa cần phải nghĩ đến vì các bạn còn nhiều cơ hội để lựa chọn. Với
mình cũng đã đứng tuổi rồi thì chuyện học hành thế nào, học ngành nào để ra kiếm
được việc làm thì lại là vấn đề cần được quan tâm.
Như mình nói ở trên thì
nếu đi theo diện nhà nước về có việc làm ngay, rồi cơ hội thăng quan tiến chức
vù vù. Nhà mình thì 3 đời làm nông thì thăng lên lưng trâu chứ còn thăng đâu nữa
=))
Đi du học chỉ lợi thế là
học được kiến thức ở nước phát triển nhưng để áp dụng về VN thì e là điều không
thể. Kinh tế VN chưa có lý thuyết kinh tế nào đúng cả J) Chỉ có lý thuyết „LỘC LÁ“ mà thôi =)). Bên cạnh đó là lợi thế về ngoại ngữ. Thường
lợi thế này sẽ được tận dụng tối đa khi đi xin việc.
Sinh viên du học sau khi
học xong cũng khá hoang mang về khoản xin việc. Họ chưa có định hướng cụ thể về
việc mình sẽ làm. Bởi vì „lý thuyết là màu xám xịt, cây đời mãi xanh tươi“.
Mình thấy nhiều du học sinh về VN chọn con đường tự khởi nghiệp hoặc đầu quân
cho các công ty đa quốc gia. Mỗi người có con đường riêng để đi nhưng khi sắp tốt
nghiệp các bạn nên tìm hiểu dần để định hướng tương lai của mình làm việc ở Đức
hay trở về VN.
Chúc các bạn may mắn.
Post A Comment:
0 comments: